Trích lục đất là gì? Trường hợp nào cần trích lục đất?

Trích lục đất là gì? Đây là chủ đề được nhiều người quan tâm khi có nhu cầu mua bán hay tranh chấp bất động sản. Nó có vai trò quan trọng mà bạn nên nắm rõ để tránh những rủi ro. Vậy chi tiết như thế nào? Thủ tục và quy trình thực hiện gồm những gì? Hãy cùng thitruongdiaoc.org tìm hiểu để tích lũy thêm kiến thức hữu ích nhé.

trich-luc-dat-la-gi
Trích lục đất là gì? Các trường hợp cần thực hiện trích lục đất

Trích lục đất là gì? Tại sao cần trích lục đất?

Trích lục đất có có tầm quan trọng đối với mỗi thửa đất, đặc biệt khi xảy ra các vấn đề tranh chấp đất đai. Hay khi muốn mua bán, chuyển đổi quyền sở hữu mảnh đất nào đó.

Trích lục đất là gì?

Trích lục đất hay còn được gọi là trích lục bản đồ địa chính là việc sao chép đầy đủ các thông tin về thửa đất. Bao gồm: Hình dạng, kích thước, vị trí, mục đích sử dụng, nguồn gốc, thời hạn sử dụng,…

Trích lục đất được cơ quan hành chính nơi có thuở đất đóng giấy và ký xác nhận. Điều này là minh chứng thể hiện các dữ liệu trong bản trích lục đúng với thực tế, nhằm hỗ trợ cho quá trình tranh chấp, mua bán sau này.

Lý do cần yêu cầu cấp trích lục đất là gì?

Các thông tin trong bản trích lục đất là cần thiết và bắt buộc phải thực hiện. Nó bao gồm các thông tin giúp cơ quan chức năng thuận tiện trong quá trình quản lý, cũng như giải quyết tranh chấp. Đồng thời, khi mua bán đất đai, cần theo dõi trích lục đất và so sánh với thực tế để không vướng vào những hành vi lừa đảo. Một phần khác, trích lục đất còn giúp người sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định

Các thông tin thể hiện trong trích lục đất

Vậy các thông tin cần có trong trích lục đất là gì? Dựa theo phụ lục 13 trong Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định các nội dung liên quan về bản đồ địa chính, cần có:

  • Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ số bao nhiêu
  • Địa chỉ thửa đất
  • Diện tích thửa đất
  • Mục đích sử dụng
  • Thời hạn sử dụng
  • Tên người sử dụng kèm các thông tin cá nhân
  • Thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất
  • Bản vẽ chi tiết về thửa đất, thể hiện rõ các thông số kích thước, hình dạng

Đây là những thông tin bắt buộc cần có trong bản trích lục đất. Từ đó, là căn cứ để xác minh các tranh chấp phát sinh nhanh chóng, chính xác.

Phân loại các hình thức trích lục đất hiện nay

Theo quy định, có hai hình thức trích lục đất phổ biến đang được áp dụng. Đó là:

  • Trích lục đất dựa theo bản sao cấp từ sổ gốc
  • Trích lục đất dựa theo bản sao được chứng thực từ bản chính

Hai hình thức này đều được cấp phép và thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền, dựa theo yêu cầu của người dân. Thủ tục, quy trình diễn ra khác nhau, được thông qua từ các văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên đều có giá trị pháp lý trong các giao dịch dân sự. 

Chứng thực bản sao từ bản chính được cơ quan nhà nước căn cứ vào thông tin trong bản chính để so sánh, đối chiếu đúng với nội dung bản chính. Nói dễ hiểu đây là quá trình xác minh thông tin, được thực hiện tại cơ quan hành chính có thẩm quyền ký, đóng dấu.

Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan nhà nước nơi đang quản lý sổ gốc thực hiện. Tại đây sẽ dựa vào sổ gốc để cấp bản sao. Yêu cầu bản sao phải giống hoàn toàn sổ gốc, được quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.

Từ hai hình thức trên có thể thấy rằng chứng thực bản sao từ bản chính đơn giản và nhanh gọn hơn. Quy trình cần thực hiện chỉ là photo bản chính ra số lượng bản sao cần chứng thực. Sau đó, nộp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

Các trường hợp cần sử dụng trích lục đất là gì?

Sau khi đã nắm được khái quát về các hình thức, cùng thitruongdiaoc tìm hiểu các trường hợp cần sử dụng trích lục đất theo quy định hiện nay.

trich-luc-dat-la-gi
Các trường hợp cần trích lục đất được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Thông tư 30/2014/TT-BTNMT

Đăng ký đất đai, tài sản

Được quy định tại điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi người dân có nhu cầu đăng ký đất đai, tài sản gắn với đất. Hay yêu cầu cấp giấy chứng nhận lần đầu, đăng ký bổ sung áp dụng cho đất chưa có bản đồ địa chính nhưng ranh giới sử dụng đã thay đổi. Bạn cần yêu cầu được cấp giấy trích lục đất ở Văn phòng đăng ký đất đai.

Cấp lại giấy chứng nhận

Khi người dân có yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận sở hữu đất đai, công trình xây dựng đã bị mất thì cần trích lục đất. Văn phòng đăng ký đất đai nơi chứa mảnh đất cần thực hiện trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính đối với trường hợp chưa có bản đồ, chưa trích đo địa chính.

Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai

Trong quá trình giải quyết tranh chấp không thành, cơ quan chức năng sẽ dựa vào trích lục đất và hồ sơ địa chính để đưa ra kết luận. Điều này nhằm đảm bảo tính đúng đắn và độ chính xác, quy định tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Bên sử dụng đất có yêu cầu

Khi người dân thực hiện cho thuê, giao đất cho người khác sử dụng thì cần nộp trích lục đất. Cơ quan tài nguyên và môi trường là đơn vị chức năng thực hiện giải quyết và cung cấp thông tin, giấy tờ theo yêu cầu (Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT)

Yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng thửa đất

Người dân có nhu cầu xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần có trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính đất. Trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.

Giải quyết yêu cầu thu hồi đất 

Trong trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, mục đích quốc phòng thì ngoài thông báo thu hồi đất còn có trích lục đất và các hồ sơ đi kèm.

Hướng dẫn thủ tục, quy trình trích lục thửa đất

Tìm hiểu về thủ tục, quy trình trích lục đất giúp người dân nắm được thông tin để xin cấp giấy nhanh chóng, dễ dàng.

Thủ tục yêu cầu cấp trích lục đất gồm những gì?

Thủ tục xin cấp trích lục đất mà mọi người cần chuẩn bị phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai theo mẫu số 01/PYC. Loại phiếu này được ban hành cùng với thông tư 34/2014/TT – BTNMT. Các nội dung gồm có:

  • Kính gửi 
  • Tên tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu cấp giấy trích lục đất
  • Số CCCD/CMND/Hộ chiếu và ngày cấp
  • Quốc tịch 
  • Địa chỉ
  • Số điện thoại, số fax, email
  • Danh mục những nội dung cần cung cấp: Tại mục này mọi người cần đánh dấu X vào những nội dung cần được cung cấp như quyền sử dụng đất, tình trạng pháp lý,… Để thuận tiện nhất, bạn có thể đánh dấu vào ô “Tất cả các thông tin trên”.
  • Mục đích sử dụng loại tài liệu này
  • Hình thức sử dụng, khai thác, phương thức nhận kết quả: Bạn có thể chọn Fax, Email, Gửi EMS, Bản giấy sao chụp,… và số lượng mà bạn muốn sở hữu.

Lưu ý: Những thông tin này đều được cơ quan chức năng kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Do đó người làm tờ khai cần điền chính xác để đảm bảo quá trình xác minh diễn ra thuận lợi.

Trình tự yêu cầu cấp trích lục đất chi tiết nhất

Vậy quy trình cụ thể gồm mấy bước? Chi tiết các bước yêu cầu cấp trích lục đất là gì?

Chuẩn bị giấy tờ, thủ tục cần thiết

Trước khi đến với cơ quan để yêu cầu cấp giấy, người dân cần chuẩn bị mẫu phiếu trên và điền đầy đủ các thông tin. Để chắc chắn hơn, có thể đem theo những giấy tờ tùy thân liên quan như CMND/ CCCD,… đề phòng gặp khó khăn trong vấn đề xác minh danh tính. 

Lưu ý: Tại một số nơi, để được cấp trích lục thì cần chứng minh được quyền sở hữu với mảnh đất thì hồ sơ mới được xem xét.

Nộp hồ sơ trích lục thửa đất

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin cũng như giấy tờ, cần đến các văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện để nộp hồ sơ. Điều này được quy định trong khoản 2 điều 15 Thông tư 34/2014/TT – BTNMT. Nơi đây sẽ tiếp nhận và bắt đầu quá trình kiểm tra hồ sơ. Đối với địa phương chưa có cơ sở dữ liệu đất đai thì văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND sẽ cung cấp dữ liệu dựa theo hồ sơ địa chính.

Căn cứ vào khoản 1 điều 12 của Thông tư 34/2014.TT – BTNMT thì người dân có thể nộp văn bản yêu cầu bằng một trong các hình thức sau:

  • Đến nộp trực tiếp tại các cơ quan có thẩm quyền
  • Gửi phiếu yêu cầu qua fax, bưu điện, qua đường công văn
  • Gửi qua hệ thống cổng thông tin đất đai hoặc qua thư điện tử

Cơ quan chức năng kiểm tra, thẩm định giấy tờ

Sau khi nhận được hồ sơ, các cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định thông tin trên tờ khai. Nếu tất cả thông tin về cá nhân, tổ chức đều chính xác và hợp lệ thì đủ điều kiện được cấp trích lục thửa đất. Tuy nhiên, nếu có một trong số các thông tin bị sai lệch thì cơ quan hoàn toàn có thể từ chối cung cấp dữ liệu. Với trường hợp này, người dân sẽ nhận được văn bản về lý do từ chối.

Hoàn thành nộp phí và nhận kết quả

Với hồ sơ được kiểm tra và thẩm định thành công thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Sau khi hoàn thành nộp phí có thể nhận được kết quả ngay trong ngày hoặc sang ngày làm việc tiếp theo. 

Trong trường hợp hoàn thành trước 15 giờ thì cơ quan có nghĩa vụ phải cung cấp kết quả ngay trong ngày cho người yêu cầu. Với những hồ sơ được hoàn thành sau 15 giờ thì kết quả sẽ được trả vào ngày hôm sau. 

Giải đáp các vấn đề liên quan đến trích lục đất

Để người đọc nắm được đầy đủ và chi tiết các thông tin về trích lục đất, thitruongdiaoc đã tổng hợp những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm về chủ đề này. Bạn hãy tham khảo để trang bị thêm nhiều điều hay nhé.

Cơ quan nào được quyền cấp trích lục đất?

Tùy từng trường hợp để quy định cơ quan nào có trách nhiệm cấp trích lục đất khi người dân yêu cầu. Theo điều 29 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT chỉ rõ rằng:

  • Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có thẩm quyền cấp trích lục đất.
  • Trường hợp nếu cơ sở dữ liệu địa chính chưa liên kết với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các chi nhánh hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thực hiện cấp trích lục đất.
trich-luc-dat-la-gi
Văn phòng đăng ký đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện có thẩm quyền cấp trích lục đất

Các khoản phí phải hoàn thành khi yêu cầu cấp trích lục đất là gì?

Về các khoản phí phải hoàn thành khi cấp trích lục đất được quy định tại điều 16 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT gồm có:

  • Phí khai thác, sử dụng tài liệu
  • Phí in ấn, sao chụp hồ sơ
  • Chi phí phát sinh đi kèm

Đất trích lục có được cấp sổ đỏ không?

Quy định tại điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trích lục đất thể hiện các thông tin chi tiết về hình dáng, kích thước và những hiện trạng thay đổi so với thực tế. Dựa vào đó, văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích lục để cấp giấy chứng nhận, hỗ trợ cho việc đối chiếu. Nhưng không có giá trị chứng minh quyền sử dụng đất, nên không thể dựa vào đó để xin cấp sổ đỏ.

Có nên mua đất chỉ có bản trích lục không?

Không nên mua đất chỉ có giấy trích lục. Bởi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới có vai trò pháp lý khẳng định chủ của thửa đất. Do đó, nếu chỉ dựa vào trích lục đất, rất khó để xác minh nguồn gốc thực sự. Thậm chí, thuở đất đó có thể đang xảy ra tranh chấp, lấn chiếm,…Đất đai là tài sản có giá trị cao, nên cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro.

Bên cạnh đó, nếu bạn mua giấy chỉ có trích lục đất mà chưa có sổ đỏ thì thủ tục sang tên sau này rất khó khăn, đa phần là không thể thực hiện. Vì vậy, khi quyết định xuống tiền cần tìm hiểu rõ các thông tin.

Để giải đáp “Trích lục đất là gì?”, thitruongdiaoc.org đã tổng hợp các nội dung khách quan để người dân có cái nhìn chi tiết. Hy vọng những kiến thức trên giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của trích lục đất. Ngoài ra, trang chủ còn chia sẻ nhiều điều hữu ích cần chú ý khi mua bán, thừa kế đất đai. Hãy trang bị ngay những thông tin thú vị nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>